Công nghệ thông tin học những môn gì

Giảm giá cho các sản phẩm sau

Công nghệ thông tin là ngành học mang tính ổn định về cơ hội nghề nghiệp nên kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành có lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi. Việc hiểu rõ theo ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì ? luôn là một câu hỏi lớn cho những bạn trẻ đang mong muốn khởi đầu tương lai với nghề này. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, việc hiểu rõ nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi là vấn đề vô cùng quan trọng.

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology ) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Công nghệ  thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến:

  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng máy tính truyền thông,
  • Kỹ thuật phần mềm.

Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Sau khi tìm hiểu khái niệm Ngành Công nghệ thông tin là gì?, chúng ta hãy cũng nhau làm rõ câu hỏi tiếp theo cũng không kém quan trọng  ngành Công nghệ thông tin học những gì?.

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông... 

Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin....Ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.

Trong cuộc sống hiện đại, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) liên tục phát triển và thậm chí mở rộng ra các ngành công nghiệp khác như Y tế, Pháp lý, Kinh tế... Để thâm nhập thị trường công việc IT, bạn cần phải có bằng cấp liên quan đến CNTT. Dưới đây là danh sách các công việc đang hot nhất với nhiều cơ hội việc làm nhất trong ngành hiện nay.

Xem chi tiết: Công nghệ thông tin học những môn gì

Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)

Mọi người thường nhầm lẫn một Kỹ sư phần mềm với Lập trình viên, nhưng cả hai thực sự khác nhau và không thể hoán đổi công việc cho nhau. Các kỹ sư phần mềm hoặc nhà phát triển phần mềm thiết kế và phát triển các giải pháp phần mềm dựa trên nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Tóm lại, họ là những người thiết kế dựa vào đó các lập trình viên mới có thể chạy phần mềm. Họ cũng là những người triển khai và duy trì các giải pháp phần mềm hoặc hệ thống một khi được phát hành.

Lập trình viên (Programmer)

Lập trình chỉ là một khía cạnh của công nghệ phần mềm. Các lập trình viên là những người viết mã dựa trên hướng dẫn và chỉ dẫn của các kỹ sư phần mềm. Có những ngôn ngữ lập trình khác nhau được các lập trình viên sử dụng như Javascript, Ruby on Rails, Python... và thường thì những người thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình có lợi thế hơn trong công việc.

Phát triển Webite (Web Developer)

Cũng thường bị nhầm lẫn với nhà phát triển phần mềm và lập trình viên, các nhà phát triển website cũng có trách nhiệm công việc của riêng mình. Về cơ bản, các nhà phát triển website xây dựng trang web hoặc cải tiến các trang hiện có. Họ là những người đảm bảo rằng các tính năng được triển khai tốt và chạy trơn tru. Họ sử dụng mã lập trình như Javascript, HTML5, và các ngôn ngữ khác.

Phân tích Hệ thống (System Analyst)

Các nhà phân tích hệ thống là người xuất hiện bất cứ khi nào khách hàng, doanh nghiệp, hoặc cá nhân gặp phải sai sót máy tính phức tạp. Họ giải quyết các vấn đề kỹ thuật, và họ giới thiệu phần mềm và hệ thống nào phù hợp với nhu cầu của các tổ chức kinh doanh.

Quản trị viên Cơ sở dữ liệu (Database Administrator)

Mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhiều dữ liệu được lưu trữ bao gồm các hồ sơ về khách hàng và thông tin tài chính. Điều quan trọng là dữ liệu có thể truy cập và dễ dàng sử dụng cho người dùng. Họ cũng có trách nhiệm ngăn chặn những mối đe doạ bên ngoài và truy cập trái phép.

Quản trị viên An ninh (Security Administrator)

Quản trị viên bảo mật giám sát các kết nối mạng của một tổ chức. Họ đảm bảo rằng các hệ thống và mạng của bạn an toàn trước tất cả các loại cuộc tấn công mạng. Họ đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức bởi vì họ là những người bảo vệ tất cả dữ liệu máy tính và hệ thống thông qua việc theo dõi và duy trì hàng ngày và thiết lập các thủ tục nội bộ.

Phát triển Ứng dụng di động (Mobile App Developer)

Hầu như tất cả mọi người, bất kể tầng lớp xã hội đều có điện thoại thông minh. Bên cạnh nhắn tin và gọi điện, điện thoại di động được sử dụng cho các mục đích khác nhau như kinh doanh, giải trí và chơi game. Nhà phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động là những người có trách nhiệm tạo ra các chương trình này.

Chuyên gia Y tế về CNTT (Health IT Specialist)

Ngành y tế đã bắt đầu dựa nhiều vào công nghệ, và điều này đòi hỏi các kỹ năng và bí quyết của các chuyên gia IT về y tế hợp lý hóa các quy trình công nghệ trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Họ quản lý hồ sơ bệnh viện và phòng khám chẳng hạn như thông tin bệnh nhân, hóa đơn và đăng ký chữa bệnh ung thư.

Chuyên viên Hỗ trợ Máy tính (Computer Support Specialist)

Các chuyên gia hỗ trợ máy tính hoặc chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật là những người gỡ rối khi có vấn đề trong môi trường CNTT phát sinh. Họ trợ giúp khách hàng bất cứ khi nào họ có vấn đề và câu hỏi liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh việc được trang bị kiến thức về kỹ thuật, chuyên gia hỗ trợ máy tính nên có kỹ năng giao tiếp tốt, vì họ phải làm việc với khách hàng.

Bán hàng Kỹ thuật (Technical Sales)

Nhân viên bán hàng kỹ thuật có thể không có kỹ năng kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, nhân viên vẫn cần có một nền tảng thích hợp và sự hiểu biết sâu sắc về cách các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin. Vì họ bán phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng, và các sản phẩm và dịch vụ CNTT khác, điều quan trọng là họ là những người đam mê CNTT.

Con gái có nên học công nghệ thông tin?

Con gái có nên học công nghệ thông tin?

Bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần cập nhật kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Người trẻ, nhất là nữ giới, không nên sợ hãi trước thời đại số, không được dậm chân tại chỗ để trở nên tụt hậu và dần bị thay thế bởi công nghệ. Những cuộc cách mạng công nghệ thay đổi cách làm việc của con người, nhưng chính con người mới là “ông chủ” của công nghệ. Ngay cả khi bạn không làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin thì việc tìm tòi, học hỏi những ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa công việc của mình trong mọi ngành nghề vẫn luôn là động lực cần thiết.

Theo các chuyên gia, việc mất cân bằng giới tính (khoảng 70% nam – 30% nữ) trong ngành Công nghệ Thông tin hoàn toàn xuất phát từ định kiến xã hội, suy nghĩ cá nhân chứ không phải do năng lực hạn chế của nữ giới. Thậm chí, nữ giới còn có nhiều thế mạnh nổi trội hơn nam giới trong công việc: xử lý vấn đề mềm mỏng, giao tiếp khéo léo, có khả năng giải quyết nhiều việc cùng lúc, tư duy tổng hợp và óc sáng tạo tốt. Nữ giới có kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Các bạn nữ nên tự tin hơn vào bản thân, phát huy thế mạnh để củng cố vị trí làm việc và tăng hiệu quả công việc.

Độ tuổi từ 18 – 22 là “giai đoạn vàng” để các bạn sinh viên thay đổi thói quen và học tập thành công. “Nếu bạn bỏ ra 10.000 giờ để rèn luyện một lĩnh vực, bạn sẽ trở thành chuyên gia.

Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào ở TP.HCM

Rất nhiều trường đại học cũng đã đầu tư nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực này. Sau đây, hãy điểm qua các trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin hàng đầu tại TP. HCM.

Đại học Khoa học Tự Nhiên

“Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động với giảng viên ưu tú, nhiệt tình, tận tâm với sinh viên”

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin, đặc biệt là các ngành trọng điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu chế tạo Robot, lập trình điều khiển tự động hóa. Hiện nay, trường đã thành lập các phòng nghiên cứu như trí tuệ nhân tạo AILab, câu lạc bộ Robotics.

Trường cũng tổ chức nhiều sân chơi khoa học dành cho các bạn sinh viên. Ngoài ra, các đội tuyển Công nghệ thông tin của trường luôn đạt được thành tích cao trong các cuộc thi cấp quốc gia và cấp quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tham gia nhiều hội thảo khoa học công nghệ, được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm để vận dụng cho các công việc sau này.

“Nếu bạn có đam mê nghiên cứu khoa học thì bạn nên học ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Trường có đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn rất tốt. Dù trường được xây từ rất lâu nhưng khuôn viên trường khá đẹp.

Cơ sở̉ vật chất tuy chưa đạt yêu cầu cao nhưng vẫn đảm bảo cho sinh viên học tâp và nghiên cứu, học phí trường khá rẻ so với các trường khác. Trường có nhiều hoạt động cho sinh viên vui chơi, giải trí. Trường cũng có rất nhiều học bổng và cơ hội du học cho các bạn” – Bạn Nguyễn Huỳnh Long Tứ cho biết.

Đại học Bách Khoa

“Tạo điều kiện giúp bạn phát triển toàn diện”

Đại học Bách Khoa TP. HCM là nơi đào tạo uy tín và lâu đời nhất tại khu vực phía Nam về các ngành nghề kỹ thuật – công nghệ. Với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, môi trường học tập năng động với nhiều hoạt động ngoại khóa, Đại học Bách Khoa đã giúp cho sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết để áp dụng cho môi trường công việc.

Ngoài ra, Đại học Bách Khoa còn liên kết với nhiều trường đại học lớn trên thế giới về việc đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin. Điều này đem đến cho các sinh viên cơ hội lớn được học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.

“Trường mở ra cho sinh viên môi trường học tập theo tính tự học, chủ động, sáng tạo, yêu cầu sự nỗ lực, quyết tâm từ sinh viên nên đầu ra của trường được đánh giá rất cao. Môi trường học tập thân thiện, được giao lưu cùng rất nhiều người giỏi nên các bạn sinh viên thường đã có việc làm trước khi tốt nghiệp." – Bạn Trần Quang Duy chia sẻ.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật

“Cơ sở vật chất tốt, môi trường ứng dụng thực hành”

Đây là một trong những trường đại học lâu đời, uy tín tại phía Nam đào tạo về các lĩnh vực kỹ thuật, bên cạnh Đại học Bách Khoa hay Đại học Khoa học Tự nhiên. Mục tiêu của nhà trường là “học phải đi đôi với hành”, vậy nên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu về IT.

Không dừng lại ở đó, trường còn liên kết với các trung tâm nghiên cứu công nghệ, đơn vị khởi nghiệp, điều này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên khởi nghiệp, nghiên cứu và sáng tạo nên các sản phẩm phục vụ đất nước.

“Là một sinh viên năm 2, mình cảm thấy đại học hiện là lựa chọn hàng đầu cho những bạn có đam mê nghề kỹ sư. Với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm cùng với những hoạt động ngoại khóa bổ ích, gắn liền với thực tế, mình nghĩ mình có thể đa dạng vị trí công việc.” – Bạn Nguyễn Vũ Thạch Thảo, sinh viên năm 2 của trường chia sẻ cảm nghĩ.

Đại học Công nghệ thông tin

“Giảng viên rất tận tình – Cơ sở vật chất tốt, hiện đại – Có nhiều hoạt động hỗ trợ học tập”

Tuy là thành viên non trẻ nhất trong các trường thuộc Đại học Quốc Gia TP. HCM (ĐHQG TP. HCM) với chỉ hơn 10 năm thành lập, nhưng thành tích của trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT) lại vô cùng đáng nể. Trường liên tục có sinh viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi lập trình cấp quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh đó, trường còn chú trọng đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất để sinh viên thoải mái nghiên cứu, phát huy năng lực của mình. Hiện nay, trường chuyên tập trung đào tạo về các lĩnh vực như công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, khoa học máy tính…

“Là ngôi trường rất tốt để mọi người có thể phát triển bản thân mình và tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế nhất ngoài lý thuyết. Giáo viên có cách dạy rất sáng tạo, gây thích thú cho học sinh và khiến mình rất tâm đắc. Tuy vậy, mình vẫn mong trường có thể trang bị thêm một số các dụng cụ phục vụ việc học tập cho sinh viên.” – Chia sẻ của bạn Lê Minh Anh

Đại học Hoa Sen

"Chất lượng tốt, đầu ra vững chắc"

Trường khá nổi tiếng về đào tạo công nghệ thông tin tại TP.HCM, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin thuộc được đầu tư rất tốt, luôn bắt kịp công nghệ mới, kết quả đầu ra của sinh viên trường Hoa Sen được các doanh nghiệp đánh giá cao, luôn đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Đại học Hoa Sen những năm gần đây khá cao. Bên cạnh chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế thì một yếu tố đóng góp quan trọng vào thành tích trên là tiêu chuẩn tiếng Anh đầu ra của trường là 100% sinh viên đạt TOEIC 550. Khi mới ra trường, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì những kĩ năng mềm và khả năng ngoại ngữ được xem là những điểm cộng ưu tiên rất lớn.

So sánh học phí ngành Công nghệ thông tin ở các đại học

Các đại học công lập ở Hà Nội:

1. Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm ngoái, trường lấy điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin cao nhất - 25,35. Những sinh viên trúng tuyển ngành này phải đóng học phí năm đầu là 400.000 đồng/tín chỉ và năm nay sẽ tăng lên 440.000 đồng/tín chỉ. 

Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội được tính theo số tín chỉ của các học phần được sinh viên đăng ký học ở mỗi học kỳ. Ở ngành Công nghệ thông tin, với sinh viên học theo tiến độ bình thường, một năm học tương đương 50 tín chỉ. Như vậy, học phí một năm sinh viên phải nộp khoảng 20 triệu đồng.

Năm nay, trường tuyển 440 sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trong đó chuyên ngành Khoa học máy tính 260, Kỹ thuật máy tính 180. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh một số ngành liên quan như Công nghệ thông tin Việt - Nhật, Công nghệ thông tin Global - ICT. Những ngành này có mức học phí cao hơn.

2. Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công nghệ thông tin luôn là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất Đại học Công nghệ, năm 2018 là 23,75. Năm nay, trường lấy 250 chỉ tiêu ngành này theo chương trình đào tạo chuẩn. Hai ngành tương tự là Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu lấy tổng chỉ tiêu 120. Trường cũng tuyển 210 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao. 

Học phí đối với chương trình đào tạo chuẩn trong năm học 2019-2020 là 1,060 triệu đồng/tháng, tương đương với 10,6 triệu mỗi năm (10 tháng). Mức này sẽ tăng trong những năm sau. Học phí chương trình chất lượng cao là 35 triệu đồng/năm, ổn định trong toàn khóa học.

3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Theo thông báo công khai tài chính của trường năm học 2018-2019, học phí bậc đại học khối ngành kỹ thuật là 15,896 triệu đồng/năm học. Dự kiến học phí cả khóa học là 71,530 triệu đồng.

Năm ngoái, trường lấy điểm chuẩn là 22 và 20,25 cho cơ sở phía bắc và phía nam. Chỉ tiêu năm nay ở hai cơ sở lần lượt là 700 và 210.

4. Đại học Kinh tế quốc dân

Thuộc khối trường kinh tế, năm ngoái ngành Công nghệ thông tin của Đại học Kinh tế quốc dân lấy chuẩn đầu vào khá cao - 21,75. 

Trường tuyển 120 chỉ tiêu ngành này trong năm nay. Theo đề án tuyển sinh công bố hồi tháng 3, học phí hệ chính quy năm 2019-2020 dành cho sinh viên mới vào trường từ 15,5 đến 19 triệu đồng/năm.

5. Đại học Hà Nội

Năm nay, trường tuyển 200 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh. Điểm chuẩn vào ngành này năm ngoái là 20,6.

Học phí chương trình cử nhân hệ chính quy khóa 2019-2020 là 650.000 đồng/tín chỉ các môn cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp và 480.000 đồng/tín chỉ các môn còn lại. Tổng học phí cho cả chương trình đào tạo (9 học kỳ) là 85,450 triệu đồng.

Ngoài ra, nhiều trường ở Hà Nội cũng có ngành Công nghệ thông tin với mức điểm chuẩn dưới 20, có học phí ngưỡng 9-10 triệu đồng/năm trở lên. Ví dụ, Đại học Xây dựng học phí trung bình 10,060 triệu đồng/năm; Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải là 9 triệu (năm 2018).

Các đại học công lập ở TP HCM:

1. Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM)

Đề án tuyển sinh của trường năm 2019 nêu học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy năm học 2019-2020 chương trình đại trà là 18 triệu đồng/năm và mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 2 triệu đồng.

Trường tuyển 100 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin đại trà và 110 chỉ tiêu hệ chất lượng cao định hướng Nhật Bản. Năm ngoái, điểm chuẩn hai ngành này lần lượt là 22,5 và 19.

2. Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM

Năm nay, trường tuyển 180 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin chương trình đại trà theo hai phương thức là xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia và dựa vào học bạ. Ngoài ra, còn có 150 chỉ tiêu cho hệ chất lượng cao bằng tiếng Việt; 60 cho hệ chất lượng cao bằng tiếng Anh; và 100 chỉ tiêu cho chương trình liên kết quốc tế.

Học phí hệ đại trà là 16,5-18,5 triệu đồng/năm (trong biểu đồ lấy mức trung bình là 17,5); hệ chất lượng cao tiếng Việt là 27-28 triệu đồng/năm; hệ chất lượng cao tiếng Anh 30 triệu; hệ hợp tác đào tạo quốc tế 35-50 triệu đồng.

Điểm trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin (hệ đại trà) là 21,8, các hệ khác có đầu vào thấp hơn.

3. Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM)

Năm 2019, trường tuyển sinh nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, ngành Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao và chương trình Việt - Pháp. Học phí ba ngành này lần lượt là 10,6; 30 và 38 triệu đồng/năm.

Điểm chuẩn chương trình Việt - Pháp năm ngoái là 20,1; chất lượng cao là 21,2; nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin là 22,75.

4. Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM)

Ngành Công nghệ thông tin của Đại học quốc tế có hai hệ: do trường cấp bằng và liên kết với đại học nước ngoài. Điểm trúng tuyển vào hai hệ năm ngoái lần lượt là 19 và 16.

Chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng học phí 42 triệu đồng/năm (có thể thay đổi dựa trên số tín chỉ đăng ký mỗi học kỳ). Với chương trình liên kết với đại học nước ngoài, sinh viên sẽ đóng khoảng 56 triệu/năm trong giai đoạn 1 (hai năm) và theo chính sách học phí của trường đối tác trong giai đoạn 2.

Ngoài ra, một số trường công bố học phí ngành Công nghệ thông tin theo tín chỉ như Đại học Mở TP HCM, học phí năm nay là 630.000 đồng/tín chỉ. Học phí năm 2018 của Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM là 355.000 đồng/tín chỉ lý thuyết và 460.000 đồng/tín chỉ thực hành.

Các đại học tư thục:

1. Đại học FPT

Học phí áp dụng cho sinh viên hệ đại học chính quy năm 2019 ở Hà Nội và TP HCM là 25,3 triệu đồng/học kỳ, mỗi kỳ gồm 4 tháng, số học kỳ phải học là 9 học kỳ, bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương TOEFL iBT 80 hoặc IELTS học thuật 6.0 hoặc quy đổi tương đương sẽ phải  học chương trình dự bị tiếng Anh. Chương trình này chia làm 6 mức học, sinh viên trải qua bài kiểm tra xếp lớp đầu khóa học để được phân vào các mức tương ứng với trình độ. Sinh viên cần đạt mức cao nhất trước khi bắt đầu chương trình chính khóa. Số mức tối đa là 6, thời lượng học mỗi mức là 2 tháng, học phí 10,350 triệu/mức.

Học phí chương trình chính khóa ở cơ sở Đà Nẵng là 17,710 triệu/học kỳ, chương trình dự bị tiếng Anh là 7,250 triệu/mức.

Ở Cần Thơ, học phí chương trình Công nghệ thông tin chính khóa là 16,5 triệu đồng/học kỳ, chương trình dự bị tiếng Anh là 6,750 triệu/mức.

2. Đại học Công nghệ TP HCM 

Công nghệ thông tin của trường được chia thành ba chuyên ngành, gồm: Mạng máy tính & truyền thông, Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin. Học phí 15-16 triệu đồng/học kỳ, một năm có hai học kỳ. 

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường dựa trên điểm thi THPT quốc gia là 17.

3. Đại học Hoa Sen (TP HCM)

Trường tuyển 200 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin dựa trên bốn phương thức gồm xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, kết quả học tập THPT, kết quả học tập THPT của tổ hợp ba môn và theo các điều kiện riêng của trường.

Theo thông báo trên website trường, học phí học kỳ I năm học 2019-2020 ngành Công nghệ thông tin xấp xỉ 25 triệu đồng cho 6 môn học.

công nghệ thông tin - cong nghe thong in - cntt

4. Đại học Nguyễn Tất Thành (TP HCM)

Theo thông báo tuyển sinh năm 2019, học phí ngành Công nghệ thông tin trung bình là 26,360 triệu đồng/năm, thời gian học 3,5 năm.

Trường tuyển sinh dựa trên 5 phương thức gồm: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn hoặc điểm tổng kết năm, xét theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, thi tuyển đầu vào do Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức và xét tuyển thẳng.

5. Đại học Đại Nam (Hà Nội)

Theo thông tin tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2019, học phí ngành Công nghệ thông tin là 1,2 triệu/tháng, một năm có 10 tháng. Ngành này năm ngoái chỉ lấy 14,5 điểm, xét theo điểm thi THPT quốc gia; năm nay tuyển 100 chỉ tiêu.

6. Đại học Thành Đô (Hà Nội)

Học phí ngành Công nghệ thông tin năm 2019 là 390.000 đồng/tín chỉ. Hệ đại học học 3,5 năm, gồm 7 học kỳ (bao gồm cả học kỳ thực tập tại doanh nghiệp). Số tín chỉ trong cả chương trình đào tạo là 140. Như vậy học phí cho cả thời gian học là 54,6 triệu đồng.

Một số đại học vùng lấy học phí ngành Công nghệ thông tin khá chênh lệch. Theo thông báo của Đại học Cần Thơ, học phí năm 2019-2020 là 1.060.000 đồng/tháng. Đại học Vinh (Nghệ An) lấy học phí 1,060 triệu đồng/tháng.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng có ngành Công nghệ thông tin đào tạo theo chương trình đặc thù với học phí năm học 2019-2020 là 30 triệu đồng. Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cũng có ngành này hệ chất lượng cao với học phí năm ngoái là 672.500 đồng/tín chỉ.

Tin liên quan đến công nghệ thông tin

Facebook comments