Khoa học xã hội và nhân văn là gì?
Khoa học xã hội và nhân văn đều là những lĩnh vực rất rộng: Khoa học xã hội bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới. Nhân văn, còn được gọi là nhân văn học, là các ngành học nghiên cứu về văn hóa con người, sử dụng các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán, và có đáng kể yếu tố lịch sử — khác với những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào
- Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài
- Tâm lý học
- Kinh tế học
- Khoa học chính trị
- Xã hội học và nhân học
- Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
- Địa lý học
- Nhân văn khác( Triết học, Lịch sử,…)
Một số ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn có cơ hội việc làm cao:
- Báo chí – truyền thông: Nhu cầu tìm hiểu thông tin của mọi người ngày càng lớn. Theo đó, số lượng tòa soạn, cơ quan báo chí, trang tin điện tử phát triển nở rộ. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí truyền thông mở rộng đối với mọi người. Hơn nữa, các công ty, đơn vị tổ chức đều có đẩy mạnh, chú trọng truyền thông nội bộ nên nhu cầu nhân lực cho ngành này là rất lớn.
- Quảng cáo, marketing:Trong ngành quảng cáo, bạn có thể tìm thấy vị trí của mình tại: các hãng, công ty, đại lý quảng cáo, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, các cơ quan truyền thông đại chúng…
- Du lịch:Bạn có thể tìm thấy vị trí của mình ở các tổng công ty du lịch với nhiều chi nhánh, công ty con, các công ty, trung tâm du lịch, trung tâm lữ hành…
- Quan hệ quốc tế: Cử nhân Quan hệ quốc tế hoặc Quốc tế học có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, từ Bộ Ngoại giao đến các đại sứ quán hoặc các văn phòng lãnh sự hoặc các đại diện thương mại của VN ở nước ngoài. Làm việc tại các đại sứ quán hoặc văn phòng lãnh sự nước ngoài tại VN; làm đại diện cho các công ty, tập đoàn VN ở nước ngoài hoặc các tập đoàn, công ty nước ngoài tại VN.
- Luật: Bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải kinh doanh và hoạt động tuân theo pháp luật. Do đó, ngoài cơ hội làm việc trong các cơ quan pháp luật của nhà nước, bạn có thể tìm kiếm việc làm tại các công ty và doanh nghiệp. Đặc biệt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…
Ngành xã hội học cần rất nhiều kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, không đơn thuần chỉ là làm công tác nghiên cứu xã hội như nhiều người nhầm tưởng. Do đó, khi quyết định lựa chọn ngành nghề để theo học, học sinh không nên dựa theo trào lưu và nên theo học những ngành mình có năng lực và đam mê thực sự.
Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới
Khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, khoa học xã hội và nhân văn có chức năng nghiên cứu cơ bản, toàn diện về xã hội và con người Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tham gia thẩm định các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn nước nhà đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn nước ta đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: nhiều kết luận của khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội IX cũng đã khẳng định: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế – xã hội.
Sau 15 năm đổi mới, tình hình đất nước có nhiều biến đổi sâu sắc. Với nhưng thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều, mở ra nhưng cơ hội mới cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Bước sang thế kỷ XXI, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức: nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Hiệu lực quản lý của nhà nước thấp, cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đối và khuynh hướng phát triển mới: Khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt. Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức. Các nước đang phát triển có cơ hội thu hẹp khoảng cách, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc vào các nước phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Hoà bình, đối thoại, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, các mâu thuẫn của thời đại vẫn không kém phần gay gắt. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố… còn xảy ra ở nhiều nơi vời tính chất phức tạp ngày càng tăng. Trật tự thế giới mới đang hình thành. Nhu cầu xây dựng hệ giá trị, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc càng trở nên bức xúc.
Những đổi thay của tình hình trong nước và thế giới nêu trên đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới, bức xúc, đòi hỏi khoa học xã hội và nhân văn nước ta phải đi sâu nghiên cứu, lý giải có căn cứ khoa học nhằm góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội IX đã chỉ rõ: “Khoa học xã hội và nhân văn hướng về việc hỏi đáp các vân đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người, phát huy nhưng di sản văn hóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hoá mới của Việt Nam”.
Để góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, các Nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận, trong tình hình mới – một nhiệm vụ quan trọng, bức thiết hiện nay, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia cần tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:
Tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phù hợp với điều kiện của đất nước, con người, xã hội Việt Nam và thích ứng với những thay đổi của bối cảnh quốc tế trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc, tham khảo nhưng bài học kinh nghiệm của các nước, tống kết một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước.
Nghiên cứu làm rõ bản chất của nền kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp cho một số lĩnh vực có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tham gia vào các định chế tài chính – tiền tệ quốc tế, nghiên cứu con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nghiên cứu nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta, đề xuất giải pháp thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố vai trò của Đảng cầm quyền, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyển XHCN của dân, do dân và vì dân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có hệ thống về tiến trình lịch sử và diện mạo của nền văn hoá Việt Nam với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, sáng tạo những giá trị văn hoá mới của Việt Nam, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
. Nghiên cứu cơ bản lề con người và nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể xã hội, có trình độ học vấn, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện dại và sự phát triển của kinh tế tri thức trong thế kỷ XX, trong đó chú trọng mặt xã hội và sự tác động của cuộc cách mạng này đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và công nghệ trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, bạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của đất nước.
Nghiên cứu các xu thế phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá. Dự báo xu thế phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, tranh thủ tối đa thời cơ và lợi thế, phòng ngừa và tránh được các bất lợi, rủi ro, tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện đại, các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế… có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của Việt Nam nhằm định rõ vị thế, vai trò, bước đi, chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam vào các thể chế toàn cầu và khu vực.
Tiến hành điều tra cơ bản, tổng hợp liên ngành trên những địa bàn và lĩnh vực kinh tế – xã hội trọng điểm nhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các ngành, vùng trọng điểm.
Nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý thuyết của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Làm sáng tỏ nội dung những vấn đề cơ bản, những vấn đề có tính quy luật của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu quy luật phát triển của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam. Tổng kết và đánh giá sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong thế kỷ XXI định hướng phát triển trong thế kỷ XXI nhằm nâng cao năng lực dự báo, khả năng phát hiện và lý giải những vấn đề thực tiễn do đất nước đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng và trình độ nghiên cứu lý luận.
Tổ chức biên soạn những công trình trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn hoá, văn học, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo… nhằm phục vụ kịp thời các nhu cầu cấp bách của xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Những nhiệm vụ trên đây sẽ được cụ thể hoá vào các chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp trung tâm và các đề tài cấp viện. Kết quả nghiên cứu trong từng thời gian sẽ tập hợp thành các kiến nghị gửi tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước góp phần làm cơ sở, làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời sẽ công bố rộng rãi những kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên các Tạp chí khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân ta.
Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở tất cả các viện và các Trung tâm nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia bằng những kết quả nghiên cứu trên các chuyên ngành khoa học cụ thể tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trước hết Trung tâm cần tổ chức nghiên cứu, học tập nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết Trung ương, mà hiện nay là Nghị quyết Trung ương 5 về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Trong Nghị quyết này, khi đề cập đến những giải pháp lớn, Trung ương đã chỉ rõ: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia”.
Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương Đảng, trong chương trình hoạt động của Trung tâm năm 2002 cũng như các năm tiếp theo, việc xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình hành động của mình, Trung tâm đặc biệt lưu ý đến tinh thần và nội dung của Nghị quyết Trung ương để cụ thể hoá vào toàn bộ hoạt động của Trung tâm, các đơn vị trực thuộc Trung tâm, trước hết tập trung thực hiện tốt yêu cầu và nhiệm vụ sau đây:
Có kế hoạch tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, trước hất tổng kết những điển hình tiên tiến, mô hình mới xuất hiện trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới ở nước ta để góp phần làm rõ những vấn đề chung về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đổi mời phương thức tổng kết thực tiễn, bảo đảm tính khách quan, trung thực, khắc phục chủ nghĩa hình thức.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá… do thực tế đổi mới của nước ta đặt ra nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết tốt một số vấn đề hết sức bức xúc trong đời sống của xã hội nước ta hiện nay.
Nâng cao sức chiến đấu phê phán, chống lại những quan điểm sai trái thù địch nhằm bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội và nhân văn, hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học trong từng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn của đất nước ta đặt ra, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phấn đấu thực hiện, hoàn thành tết các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Người học không còn yêu thích?
Nguồn nhân lực ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) đang tụt hậu so với yêu cầu, trong khi người học không mặn mòi đến với ngành học này,… là những thực tế được các chuyên gia chỉ ra tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu”, do Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) phối hợp với Trường ĐH Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) tổ chức mới đây.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người học không còn yêu thích nhóm ngành KHXHNV, trong đó đáng chú ý là chương trình học còn mang nặng tính lý thuyết, trừu tượng và người học gian nan trên đường tìm việc.
Theo ThS Đào Quang Bình, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, những năm trở lại đây, chất lượng đào tạo của sinh viên theo học các nhóm ngành KHXHNV có sự thay đổi tích cực. “Nhưng có một thực trạng mà chúng ta phải nhìn nhận, nhóm ngành KHXHNV lại khá tụt hậu. Hoạt động dạy học ở các ngành này đã hạn chế và giảm sút sự quan tâm của người học so với các ngành khoa học khác như kinh tế, kỹ thuật, sinh học và tin học”, ThS Bình trăn trở. Cùng quan điểm, NCS Nguyễn Thị Hồng Thủy, Trường ĐH Văn Hiến cho rằng, tốt nghiệp ĐH nhóm ngành KHXHNV ra, không ít cử nhân vẫn gian nan trên đường tìm việc hoặc tìm được việc làm nhưng không theo đúng chuyên ngành mình đã chọn. Tình trạng lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao này là do giữa đơn vị đào tạo và nơi sử dụng lao động chưa gặp nhau, chất lượng nguồn nhân lực có vấn đề, ngày càng ít người học tìm đến nhóm ngành KHXHNV.
TS Tiêu Thị Mỹ Hồng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội minh chứng, trong những năm vừa qua, công tác tuyển sinh của khối ngành KHXHNV gặp nhiều khó khăn. Số lượng thí sinh thi vào lĩnh vực này ngày càng ít, số học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là học sinh giỏi quốc gia nộp hồ sơ lại càng khiêm tốn. Do số lượng thí sinh quá ít, một số trường phải ngừng tuyển sinh, đóng cửa mã ngành hoặc tìm cách tăng nguồn tuyển bằng cách mở thêm ngành mới.
Giảng viên này cho hay, ngay cả đến Trường ĐH KHXHNV thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội – một trường có uy tín, tương đối dễ dàng trong công tác tuyển sinh với điểm đầu vào thuộc tốp cao so với các trường có khối ngành KHXHNV khác nhưng những năm gần đây bình quân mỗi năm số thí sinh thi khối C giảm đi 10%. Đây là sự sụt giảm liên tục và trở thành xu hướng chứ không phải hiện tượng nhất thời của một năm nào đó. Việc học sinh phổ thông ít thi khối C cũng có nghĩa là số lượng người lựa chọn nghề thuộc lĩnh vực KHXHNV ngày càng ít, đặc biệt là một số ngành có tác động rất lớn tới đời sống tinh thần của con người, góp phần không nhỏ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như: nhân học, tâm lý, nghệ thuật, khảo cổ, lịch sử, triết học, văn học, chính trị…
Năm 2018, số lượng thí sinh chọn tổ hợp KHXH đã tăng lên, số hồ sơ xét tuyển ĐH vào khối ngành này cũng tăng lên đáng kể. Nhưng tín hiệu này lại không dành cho tất cả các ngành thuộc nhóm ngành KHXHNV.
GS.TS Đặng Nguyên Anh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích, so với chuẩn quốc tế, KHXHNV Việt Nam gần như chưa khắc phục được tình trạng tụt hậu, đặc biệt phải kể đến nhược điểm lớn nhất là tách nghiên cứu với đào tạo giảng dạy. Sự tách rời các viện nghiên cứu và các trường ĐH là một trong những trở ngại lớn trong sự phát triển và hội nhập của KHXHNV hiện nay.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần phải xem lại chương trình đào tạo KHXHNV tại các trường ĐH, cần thiết kế lại phương pháp đào tạo cho sinh viên như cung cấp một nền tảng chung về khoa học xã hội, từ thiết kế nghiên cứu ban đầu, phương pháp tiếp cận tư liệu cho đến nêu ý tưởng vấn đề quan tâm. Cách làm này sẽ cho sinh viên một nền tảng cơ bản về kỹ năng làm khoa học và sẽ tiến bộ hơn khi họ có “độ nhạy” xã hội. Song song đó, đầu tư hệ thống thư viện KHXHNV chuẩn.
Nhìn nhận về nhân lực ngành văn hóa, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, nói rằng việc bảo vệ các di sản trước cơn lốc của đô thị hóa tại Việt Nam và tại TP.HCM cũng không nằm ngoài thông lệ thế giới. Nhiều di sản kiến trúc, di sản lịch sử đã phải nhường bước cho đô thị hóa. Nguồn nhân lực các ngành Văn hóa học, Sử học, Nhân học, Việt Nam học… đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực này lại đang thiếu. Tuy thế, trong quá trình đô thị hóa, nhiều di sản chưa được xếp hạng bị xâm hại khá nặng nề, ví dụ như hệ thống đình, chùa, miếu ở khu đô thị hóa mới Thủ Thiêm, hoặc những căn biệt thự cổ theo kiểu kiến trúc Pháp, những căn nhà cổ truyền thống cũng đã biến mất. Phải chăng nguồn nhân lực KHXH đã không được sử dụng tối đa và hiệu quả trong lĩnh vực này?